Câu chuyện hay người giàu
người nghèo dưới đây sẽ cho chúng ta một bài học cuộc sống đầy ý nghĩa để học
tập.
Có một người nghèo luôn than trách về số phận hẩm hiu của mình. Anh ta thường xuyên thắc mắc vì sao mình vất vả lắm mới có manh áo để mặc, miếng cơm để ăn. Những lúc thiên thời không thuận lợi thì lại đói rách. Trong khi đó có những người vẫn ăn sung mặc sướng chả phải lo nghĩ gì. Người này đã thỉnh cầu Phật tới giúp để giải đáp nỗi oan khuất của mình.
Trước mặt Phật, người nghèo khóc lóc kể về những cơ cực hàng ngày, làm việc mệt tưởng chết nhưng vẫn chỉ đủ ăn từng bữa mà không có của để dành.
Sau một hồi kể lể, người nghèo mới bình luận: “Con thấy đời thật bất công, tại sao lại có những kẻ giàu sang ung dung hưởng thụ còn người nghèo như chúng con đây làm việc cật lực quanh năm suốt tháng vẫn không thể được như họ?”
Phật mỉm cười và hỏi: “Vậy theo con như thế nào mới là công bằng?”
Người nghèo nhanh chóng đáp: “Dạ, con muốn Ngài để người nghèo và người giàu cùng có xuất phát điểm như nhau để xem họ sống ra sao. Nếu sau một thời gian người giàu vẫn giàu thì con sẽ không còn gì để phàn nàn nữa ạ”.
Phật gật đầu rồi nói: “Được rồi!” và Phật biến thành một người cùng xuất phát điểm như người nghèo. Mỗi người tới một ngọn núi để tìm kế sinh nhai. Núi có mỏ than nên hàng ngày hai người đó có thể khai thác than đem ra chợ bán đổi lấy tiền. Sau một tháng sẽ xem kết quả ra sao.
Hai người cùng nhau đào than. Người nghèo rất chăm chỉ làm việc và chẳng mấy chốc đào được đầy một xe than, chở ra chợ bán lấy tiền. Anh lấy số tiền đó mua hết đồ ăn ngon mang về cho vợ và con cùng hưởng.
Người còn lại không làm tích cực được như vậy, đào một lát đã thấy mệt và toát hết mồ hôi. Đến chiều muộn mới đào xong được gần đầy xe than, cũng đem ra chợ bán lấy tiền. Tuy nhiên anh chỉ mua một ít bánh mỳ thô, số còn lại để dành.
Sang ngày hôm sau người nghèo lại cật lực đào xới than, còn người kia ra chợ. Một lát sau anh trở về với hai người đàn ông rất khỏe mạnh và không có việc gì làm để kiếm tiền. Hai người kia tới mỏ than, không ai bảo ai cật lực đào bới, người đàn ông chỉ đứng và chỉ đạo họ làm việc.
Chỉ trong buổi sáng, người đàn ông đã có hai xe than đầy. Anh lại mang ra chợ bán đổi lấy tiền và thuê thêm nhân công. Cứ thế số than anh khai thác ngày một nhiều, trừ đi tiền trả cho người làm thuê cũng còn kha khá.
Một tháng trôi đi nhanh chóng và người nghèo vẫn vậy, hàng ngày mua được đồ ăn ngon, rượu ngọt nhưng không dành dụm được gì. Ngược lại người kia đã trở nên giàu có, sở hữu trong tay một đội quân khỏe mạnh để hàng ngày khai thác rất nhiều than chở ra chợ bán, thu về rất nhiều tiền.
Và có lẽ người nghèo không còn phàn nàn gì nữa.
Câu chuyện trên cho chúng ta hiểu rõ yếu tố cốt lõi mang đến thành công hay trở nên “giàu có”. Sự thành đạt không nằm ở việc chúng ta dốc hết sức lực vào công việc nào đó, mà chính là cách thức triển khai để tối ưu hóa nhân lực và tài lực của mình. Nếu biết sử dụng tốt nguồn tiền ban đầu cho dù là ít ỏi, chẳng mấy chốc chúng ta sẽ thành công.
Có một người nghèo luôn than trách về số phận hẩm hiu của mình. Anh ta thường xuyên thắc mắc vì sao mình vất vả lắm mới có manh áo để mặc, miếng cơm để ăn. Những lúc thiên thời không thuận lợi thì lại đói rách. Trong khi đó có những người vẫn ăn sung mặc sướng chả phải lo nghĩ gì. Người này đã thỉnh cầu Phật tới giúp để giải đáp nỗi oan khuất của mình.
Trước mặt Phật, người nghèo khóc lóc kể về những cơ cực hàng ngày, làm việc mệt tưởng chết nhưng vẫn chỉ đủ ăn từng bữa mà không có của để dành.
Sau một hồi kể lể, người nghèo mới bình luận: “Con thấy đời thật bất công, tại sao lại có những kẻ giàu sang ung dung hưởng thụ còn người nghèo như chúng con đây làm việc cật lực quanh năm suốt tháng vẫn không thể được như họ?”
Phật mỉm cười và hỏi: “Vậy theo con như thế nào mới là công bằng?”
Người nghèo nhanh chóng đáp: “Dạ, con muốn Ngài để người nghèo và người giàu cùng có xuất phát điểm như nhau để xem họ sống ra sao. Nếu sau một thời gian người giàu vẫn giàu thì con sẽ không còn gì để phàn nàn nữa ạ”.
Phật gật đầu rồi nói: “Được rồi!” và Phật biến thành một người cùng xuất phát điểm như người nghèo. Mỗi người tới một ngọn núi để tìm kế sinh nhai. Núi có mỏ than nên hàng ngày hai người đó có thể khai thác than đem ra chợ bán đổi lấy tiền. Sau một tháng sẽ xem kết quả ra sao.
Hai người cùng nhau đào than. Người nghèo rất chăm chỉ làm việc và chẳng mấy chốc đào được đầy một xe than, chở ra chợ bán lấy tiền. Anh lấy số tiền đó mua hết đồ ăn ngon mang về cho vợ và con cùng hưởng.
Người còn lại không làm tích cực được như vậy, đào một lát đã thấy mệt và toát hết mồ hôi. Đến chiều muộn mới đào xong được gần đầy xe than, cũng đem ra chợ bán lấy tiền. Tuy nhiên anh chỉ mua một ít bánh mỳ thô, số còn lại để dành.
Sang ngày hôm sau người nghèo lại cật lực đào xới than, còn người kia ra chợ. Một lát sau anh trở về với hai người đàn ông rất khỏe mạnh và không có việc gì làm để kiếm tiền. Hai người kia tới mỏ than, không ai bảo ai cật lực đào bới, người đàn ông chỉ đứng và chỉ đạo họ làm việc.
Chỉ trong buổi sáng, người đàn ông đã có hai xe than đầy. Anh lại mang ra chợ bán đổi lấy tiền và thuê thêm nhân công. Cứ thế số than anh khai thác ngày một nhiều, trừ đi tiền trả cho người làm thuê cũng còn kha khá.
Một tháng trôi đi nhanh chóng và người nghèo vẫn vậy, hàng ngày mua được đồ ăn ngon, rượu ngọt nhưng không dành dụm được gì. Ngược lại người kia đã trở nên giàu có, sở hữu trong tay một đội quân khỏe mạnh để hàng ngày khai thác rất nhiều than chở ra chợ bán, thu về rất nhiều tiền.
Và có lẽ người nghèo không còn phàn nàn gì nữa.
Câu chuyện trên cho chúng ta hiểu rõ yếu tố cốt lõi mang đến thành công hay trở nên “giàu có”. Sự thành đạt không nằm ở việc chúng ta dốc hết sức lực vào công việc nào đó, mà chính là cách thức triển khai để tối ưu hóa nhân lực và tài lực của mình. Nếu biết sử dụng tốt nguồn tiền ban đầu cho dù là ít ỏi, chẳng mấy chốc chúng ta sẽ thành công.