Sức mạnh của ít hơn
11:21
Một
người sẽ giàu có tỷ lệ thuận với số lượng những thứ anh có thể buông tay. ~
Henry David Thoreau
Bạn
không cần cảm thấy như thể mình đang mang trên vai gánh nặng của cả thế giới để
trở thành một người giàu năng suất. Trong cuốn Sức Mạnh của Ít Hơn, Leo Babauta
đã đơn giản hóa nghệ thuật tinh tế của việc tập trung vào số ít quan trọng và
loại bỏ số nhiều tào lao. Tôi xem đây như một cuốn sách thực hành nguyên lý
80/20 cho cuộc sống và công việc.
Về
Leo Babauta
Leo Babauta là tác giả của cuốn Sức Mạnh của Ít Hơn, cũng
như các bài blog chuyên về chủ đề sống đơn giản. Zen Habits ,mnmlist , và Write
to Done chia sẻ về những cách sống với ít hơn để đạt được nhiều hơn.
Dưới
đây là 10 ý tưởng chính từ cuốn Sức Mạnh của Ít Hơncủa Leo Babauta…
1.
Đơn giản là nhận biết những gì thiết yếu, rồi loại bỏ số còn lại.
Một
biểu tượng tối thượng của sự đơn giản từ Steve Job.
Bận
rộn không là không đủ. Kiến cũng bận rộn. Câu hỏi là: Chúng ta bận rộn vì cái
gì? ~ Henry David Thoreau
Thật
dễ bị cuốn vào những yêu cầu của cuộc sống hiện đại – thế giới đang luôn tăng
dần độ phức tạp và đòi hỏi sự chú ý của bạn nhiều nhiều hơn nữa. Nếu cố gắng xử
lý bất kỳ thứ nào thu hút sự chú ý của bạn, bạn sẽ thấy mình thường xuyên bị
căng thẳng quá tải kiệt sức.
Đơn
giản là nghệ thuật tập trung vào những điều thiết yếu cho mục tiêu và sự thỏa
mãn cá nhân của bạn, và phớt lờ đi những thứ còn lại. Thay vì tập trung vào mọi
thứ, đơn giản là lựa chọn chỉ tập trung vào những vấn đề quan trọng nhất, và bơ
đi mà sống.
Nếu
đơn giản làm được việc, hãy giữ mọi thứ đơn giản.
2.
Tập trung vào những điều thiết để tạo ra tối đa kết quả với tối thiểu nỗ
lực.
Đây
là não bạn khi tập trung quá nhiều thứ cùng một lúc: một nùi lẩn quẩn.
Vì
bạn chỉ có chừng đó thời gian và năng lượng mỗi ngày, tập trung vào những điều
quan trọng nhất cho phép bạn đầu tư hơn vào những việc tạo ra nhiều kết quả
nhất.
Tất
cả chúng ta đều muốn ba đầu sáu tay chăm lo chu toàn mọi việc. Nhưng thực tế
không như thế. Thay vì dàn trải bản thân quá mỏng, tập trung vào số ít thiết yếu
giúp bạn đạt được những mục tiêu ý nghĩa nhất. Việc này đòi hỏi bạn phải quyết
định: chọn lựa không tập trung hay không quan tâm tới những thứ xao lãng vào lúc
ấy.
3.
Bạn phải đặt giới hạn – Giới hạn không tự đặt mà có.
Tik
Tok Tik Tok. Tin buồn đây: thời gian của bạn là hữu hạn, nên bạn cần đặt giới
hạn trước khi nó chạy hết.
Đừng
để mình bận tâm quá nhiều với việc đạt được những thứ mới, dù là quần áo hay bạn
bè… Bán quần áo đi và giữ lại tư tưởng. ~ Henry David Thoreau1
Hầu
hết chúng ta đều tránh né việc đặt giới hạn. Sai quá sai. Không có giới hạn,
thật dễ nhầm rằng mọi thứ đều quan trọng, và bạn sẽ có thể hoàn thành mọi việc
trong một ngày.
Khi
không đặt giới hạn, rất dễ gây lãng phí thời gian và năng lượng. Nguyên lý
Parkinson phát biểu “Công việc tự mở rộng ra để lấp đầy lượng thời gian được ấn
định cho nó”. Nếu cho bạn 3 tiếng để ôn bài, bạn sẽ ôn đủ 3 tiếng. Nếu cho bạn 6
tiếng để ôn bài, bạn sẽ kéo dài đến 6 tiếng. Đó là vì sao thật dễ cày đến khi
bạn xuống lày, lướt Internet vô tận và tiêu tiền như nước vào những thứ chỉ xài
một vài lần rồi xếp xó.
Bạn
phải đặt giới hạn cho bản thân. Cốt lõi của phân thứ tự ưu tiên là quyết định
không làm điều gì đó. Những gì bạn KHÔNG làm mở ra những gì bạn CÓ THỂ làm. Nếu
mọi việc đều là số dzách, bắt-buộc-phải-làm, bạn đã chưa đặt ưu tiên cho bất cứ
thứ gì.
4.
Tập trung mỗi lần chỉ một việc.
Tập
trung là chỉ nhìn rõ một việc và mờ đi những việc khác
Làm
đa nhiệm là chuyện hoang đường – não chúng ta chỉ có khả năng thực sự tập trung
mỗi lần một việc. Bạn nghĩ bạn đang làm đa nhiệm, sự thực là bạn đang chuyển đổi
liên tục sự chú ý từ việc này sang việc nọ. Mỗi lần chuyển tập trung, tâm trí
bạn lại phải tốn thời gian nạp lại thông tin cần thiết để hoạt động hiệu
quả.
Không
phải ai cũng thiên tài như Tony Stark vừa điều hành cuộc họp cổ đông bằng 5 thứ
tiếng, vừa làm người tình thỏa mãn qua sex phone, vừa xây dựng bộ áo giáp mới
cho Iron Man. Mỗi lần bạn chuyển tập trung, bạn phải trả giá. Cái giá bạn phải
trả để trở nên hiệu quả tỷ lệ nghịch với độ tập trung của bạn.
5.
Giới hạn mục tiêu và dự án đang chạy không quá 3-4 việc cùng lúc.
Khi
tất cả 365 việc đều quan trọng, bạn chẳng hoàn thành được việc gì cả.
Khi
anh đơn giản hóa cuộc đời mình, quy luật của vũ trụ cũng trở nên đơn giản hơn,
cô độc không còn là cô độc, nghèo đói không còn là nghèo đói, sự yếu đuối không
còn là yếu đuối. ~ Henry David Thoreau
Nếu
bạn từng tạo một danh sách tất cả dự án hiện tại của bạn, chắc trong đó chứa hơn
365 việc bạn muốn hoàn thành. Một số thứ cá nhân, một số thứ gia đình, số khác
được chất đầy thêm vào dĩa từ công việc. Bạn có thể cảm thấy mình không có lựa
chọn được làm hay không làm dự án này, nhưng bạn có.
Thay
vì cố làm 30-40 việc cùng lúc (và thất bại thảm hại), hãy hạn chế dự án đang
chạy không quá 3- 4 việc sẽ giúp bạn bảo tồn năng lượng, cho phép bạn thực hiện
các mục tiêu quan trọng nhất của mình một cách nhanh chóng rồi chuyển sang việc
kế.
Tôi
giữ một sổ tay ghi các kế hoạch tôi muốn làm vào danh sách “Ngày nào đó/ Có lẽ”,
theo gợi ý của tác giả David Allen giới thiệu trong cuốn sách hiệu suất kinh
điển Hoàn thành mọi việc. Những dự án quan trọng nhất được đưa vào danh sách
đang chạy, và tôi gạch chéo đi những việc nhỏ đã hoàn thành mỗi ngày. Đây là bài
tập đơn giản giúp tôi tập trung vào những gì quan trọng nhất ngay bây giờ, và
tạm thời bỏ qua số còn lại.
6.
Thiết lập 3 Việc Quan Trọng Nhất mỗi ngày, và thực hiện chúng trước khi làm bất
cứ việc gì khác.
Mỗi
ngày, chỉ cần thiết lập 3 việc quan trọng nhất phải làm.
Mỗi
ngày, có vài việc bạn có thể hoàn thành để tiến một bước dài tới đích những kế
hoạch quan trọng nhất của bạn. Đó là những việc quan trọng nhất (Most Important
Tasks – MITs).
Để
đạt tối đa hiệu quả mỗi ngày, hãy tạo một danh sách từ 2-3 MIT vào đêm trước
(hoặc sáng ấy). Khi bạn xắn tay áo lên làm việc, mục tiêu của bạn đã rõ: hoàn
thành MIT nhanh nhất có thể – trừ phi có việc khẩn cấp, những việc khác có thể
chờ vì chúng ít quan trọng hơn. Youtube, Facebook, Email…hãy hoãn cái sự sung
sướng đó lại.
Một
khi bạn đã hoàn thành được MIT, thời gian còn lại trong ngày là phần thưởng
thêm. Hãy tự vỗ vai mình – bạn đã làm xong những việc đóng góp to lớn nhất
vàothành công và sự sung sướng của bạn hôm nay.
7.
Gộp các việc tương tự nhau lại để bảo toàn sự tập trung của bạn.
Dành
một buổi dọn dẹp nhà cửa sẽ tiết kiệm hơn là cứ chộn rộn làm lắt nhắt.
Điều
bạn có khi đạt được mục tiêu cũng quan trọng như điều bạn trở thành khi đạt được
mục tiêu. ~ Henry David Thoreau
Mỗi
lần bạn chuyển đối tượng tập trung, bạn mất một đống điểm năng suất. Để tránh bị
tổn thất, bạn cần tìm ra giải pháp để ít mất tập trung hơn.
Gộp
nhóm là tổng hợp các việc tương tự rồi giải quyết một lượt cho tiện. Ví dụ như
việc kiểm tra e-mail – 5 phút kiểm tra một lần làm bạn liên tục chuyển tập trung
và gây thiệt hại năng suất. Kiểm tra và hồi âm tại thời điểm được ấn định trong
ngày (10.00 và 15:00), bạn có thể hoàn thành được một lượng việc giống nhau
trong thời gian ít hơn.
Việc
vặt thường hữu ích để gộp nhóm – mỗi lần muốn mua đồ lại chạy xe đến tiệm tạp
hóa nghe có khôn ngoan không? Ghi những thứ bạn cần vào danh sách, rồi mua tất
cả cùng lúc rõ ràng là hiệu quả hơn nhiều. Chuẩn hơn nữa là làm nhiều việc vặt
cùng lúc, như đi đón con sau khi đi siêu thị.
Riêng
tôi thường thuê ngoài hay tự động hóa những việc vặt để tối ưu thời gian. Đặt
lịch cố định để gộp nhóm những việc không quan trọng giúp bạn dễ tập trung hơn,
trong khi vẫn để mắt tới những việc thường nhật như như trả hóa đơn, lau dọn,
bảo dưỡng.
8.
Cài đặt thói quen tích cực dễ nhất khi bạn bắt đầu nhỏ, rồi xây thêm dựa trên đà
thành công ban đầu.
Bắt
đầu nhỏ để đi được xa
Bạn
phải sống trong hiện tại, ném mình lên từng con sóng, đi tìm sự vĩnh hằng trong
từng khoảng khắc. ~ Henry David Thoreau
Khi
tạo thói quen tích cực, hầu hết mọi người đều phạm sai lầm cố gắng thay đổi quá
nhiều thứ cùng một lúc. Thiết lập hoặc thay đổi thói quen đều cần ý chí, mà ý
chí là tài nguyên rất giới hạn. Ý chí vốn không xài được trong dài hạn. Dàn trải
năng lượng ý chí quá mỏng sẽ khiến bạn không duy trì được thói quen.
Để
đạt kết quả tốt nhất, hãy tập trung cài đặt hoặc thay đổi mỗi lần một thói quen,
và bắt đầu nhỏ đến bự, từ thấp đến cao. Nếu bạn muốn chống đẩy 100 cái, hãy bắt
đầu tập 1 cái. Mỗi ngày, thêm một cái. Nếu bạn muốn dậy sớm lúc 06:00, mỗi ngày
hãy tập dậy sớm hơn 1 phút. Xây dựng theo đà sẽ dễ giữ được thói quen bền
lâu.
Bất
kể bạn làm gì, hãy chỉ tập trung vào MỘT (và chỉ một) thói quen một lần. Luyện
tập thói quen đó cho đến khi nó trở thành bản năng, mà không cần phải suy nghĩ
hay vận ý chí để thực hiện mỗi ngày. Và chỉ sau khi đó, bạn mới nên chọn một
thói quen khác để cài đặt.
Tôi
thường thử nghiệm 30 ngày thử thách để cài đặt một thói quen mới. 30 ngày ăn
kiêng thông tin. 30 ngày dậy sớm. 30 ngày đọc sách. Vậy là mỗi năm tôi có ít
nhất 12 thói quen tốt sẽ phục vụ tôi cả đời.
9.
Tối giảm những cam kết hiện tại của bạn, và đừng ngại nói “không” với những cam
kết mới.
Tôi
sẽ không hứa những gì mình không thể làm nữa đâu. Bạn sẽ cảm ơn tôi vì thế.
Chúng
ta phung phí cuộc đời vào những điều tủn mủn… hãy đơn giản hóa, đơn giản hóa. ~
Henry David Thoreau
Trừ
phi bạn ý thức tối giảm những cam kết hiện tại, còn không danh sách cam kết sẽ
phình to to to to ra cho đến khi bạn ngạt thở và ngất xỉu. Thật dễ bị cám dỗ nói
“đồng ý” với mọi thứ để tỏ ra dễ thương lấy lòng mọi người. Rất ít người thích
cảm giác từ chối yêu cầu giúp đỡ hoặc thất hứa, khiến cho “đồng ý” trở thành
phản hồi mặc định của ta với những yêu cầu bên ngoài.
Steve
Jobs nói đúng: “Thời gian của bạn là hữu hạn nên đừng sống cuộc đời của người
khác”. Sẽ tử tế hơn rất nhiều nếu bạn thẳng thắn ngay từ đầu với mọi người về
những ưu tiên hiện tại của bạn. Tôi bận học nên không đi chơi được. Tôi bận tập
thể dục nên không đi nhậu đâu. Tôi phải về với gia đình nên không làm quá giờ
nữa.
Cam
kết “nửa vời” không giúp ích cho ai. Hoặc bạn “làm đầy đủ” hoặc “không làm.”
Đừng gánh vác trọng trách thế giới trên vai.
10.
Chậm lại, chú ý, và tận hưởng quá trình.
Cuối
cùng, tận hưởng cuộc sống nhé. Từng phút giây nhỏ trong cuộc đời này.
Không
cần tiền bạc để mua điều cốt yếu của tâm hồn. Giàu có chính là khả năng hết mình
trải nghiệm cuộc đời. ~ Henry David Thoreau
Đời
có thể trôi qua rất nhanh trừ phi ta quyết định sống chậm lại. Ngoảnh đầu nhìn
lại, một trong những điều hối tiếc phổ biến nhất mà con người thổ lộ vào giây
phút cuối đời là mọi thứ sao diễn ra nhanh quá, và ta đã không tập trung đủ cho
những gì rõ ràng là quan trọng nhất – gia đình, bạn bè, cống hiến ý nghĩa, và
tận hưởng những khoảnh khắc giản dị trong cuộc sống.
Sống
chậm lại là một món quà tốt nhất bạn có thể trao tặng bản thân, bạn bè và người
thân yêu. Cuối cùng thì, chẳng ai quan tâm bao nhiêu con số 0 bạn có trong tài
khoản ngân hàng, chức danh công việc của bạn là gì, hay bao nhiêu fan theo dõi
bạn trên Facebook.
Nghiên
cứu chỉ ra những trải nghiệm đáng nhớ tác động mạnh đến hạnh phúc và sự thỏa mãn
cuộc sống của bạn. Cho nên cách để có một cuộc sống tốt là tạo ra thật nhiều
những trải nghiệm đáng nhớ. Tin tốt lành đây: sống chậm và tận hưởng trải nghiệm
cuộc sống thường nhật chẳng tốn của bạn một xu nào, dễ thực hiện, và cực kỳ hiệu
quả.
Bạn
đã áp dụng những cách gì để sống nhiều hơn với ít hơn?
*Bài
dịch từ Josh Kaufman,
0 nhận xét